Cho đến năm 2021, khi thế giới đã cố gắng phục hồi sau đại dịch COVID-19, Powell và các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã mô tả giá cả tăng chỉ phản ánh lạm phát “nhất thời”. Câu hỏi đặt ra là: Lạm phát có “nhất thời” không? Fed sau đó đã phải cân nhắc lại tình trạng lạm phát vào cuối năm 2021. Nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ, những rắc rối liên tục trong chuỗi cung ứng và sự xuất hiện của biến thể omicron của coronavirus đe dọa kéo dài giá cả tăng mạnh vào năm 2022. Chính sách tiền tệ để giữ lãi suất thấp và chi tiêu chính phủ để thúc đẩy nền kinh tế càng đẩy giá cả tăng cao. Fed hiện tại đang chấp nhận trì hoãn việc kìm hãm lãi suất để bơm thêm tiền hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Dựa trên các xu hướng hiện tại và những bất ổn, có bốn kịch bản sắp xảy ra trong ba năm tới. Thứ nhất, lạm phát hiện tại là tạm thời và sẽ quay trở lại các tiêu chuẩn lịch sử gần đây vào khoảng 2% khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng được giải quyết vào năm 2022. Thứ hai, lạm phát ổn định ở mức 3-4% đến năm 2024 do gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tồn tại và nguồn cung lao động vẫn còn hạn chế. Tăng trưởng kinh tế được duy trì tuy không đồng đều giữa các ngành, các doanh nghiệp và cá nhân. Do đó, phản ứng của Fed là vừa phải do sự hạn chế của thị trường lao động. Thứ ba, lạm phát tăng lên 8-9% khi “vòng xoáy tiền lương – giá cả” diễn ra. Nền kinh tế trì trệ làm suy yếu chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Các vấn đề về chuỗi cung ứng ngày càng trầm trọng hơn do chủng COVID-19 mới. Fed tăng mạnh lãi suất để kìm hãm lạm phát, gây ra suy thoái vào năm 2023. Thứ tư, giảm phát xuống 0-1% do giải quyết gián đoạn chuỗi cung ứng nhanh hơn dự kiến cùng với nhu cầu tiêu dùng giảm. Tăng trưởng thấp làm giảm lợi nhuận doanh nghiệp và tăng tỷ lệ thất nghiệp. Fed giữ lãi suất ở mức thấp lịch sử và gia tăng mua trái phiếu. Bốn kịch bản đều dựa theo tình hình chuỗi cung ứng, thói quen tiêu dùng, chính sách tiền tệ và kỳ vọng về mức lương và hai bối cảnh đầu có phần lý tưởng hơn với nền kinh tế hiện nay.
Với bối cảnh đại dịch hiện tại, các doanh nghiệp và cá nhân nên chuẩn bị tinh thần cho lạm phát lâu dài và không thể dựa vào ngân hàng trung ương để cứu vãn tình trạng bất ổn. Một số cân nhắc như cân bằng danh mục đầu tư, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng, với doanh nghiệp nên đầu tư vào hệ thống thúc đẩy năng suất như tự động hóa, và với cá nhân có thể đầu tư vào những mặt hàng độc nhất khó thay thế như bất động sản hoặc tài sản có giá trị phát triển lâu dài, đưa ra các chiến lược dự phòng và quản trị rủi ro hợp lý.
Nguồn tham khảo:
- Expert Panel. 2021. 14 Expert Tips For Protecting Your Wealth With Inflation On The Rise. [online]. Forbes.